MÚA GIẬT (CHOREA) & MÚA VỜN (ATHETOSIS)
- Múa giật – Múa vờn là gì?
Múa giật (Chorea) và múa vờn (Athetosis) là hai dạng rối loạn vận động không tự chủ, do tổn thương ở vùng hạch nền (Basal Ganglia) của não.
- Múa giật (Chorea): cử động nhanh, không đều, giật bất ngờ ở tay chân, mặt, hoặc toàn thân. Cử động này liên tục thay đổi vị trí, giống như “nhảy múa”.
- Múa vờn (Athetosis): cử động chậm, xoắn vặn, uốn lượn, thường thấy ở ngón tay, bàn tay, bàn chân – giống như đang "vờn bóng” dưới nước.
Hai dạng này có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau (gọi là choreoathetosis).
- Triệu chứng lâm sàng
- Tay, chân, mặt có những cử động bất thường, không kiểm soát
- Cử động tăng lên khi căng thẳng, xúc động, giảm khi ngủ
- Có thể ảnh hưởng đến:
- Nét mặt: nhăn mặt, méo miệng
- Nói năng: nói không rõ, ngắt quãng
- Viết chữ, ăn uống, đi lại: khó khăn do cử động đột ngột
- Một số trường hợp có kèm giảm trương lực cơ, mất thăng bằng
- Nguyên nhân thường gặp
Nhóm nguyên nhân
|
Bệnh lý liên quan
|
Bẩm sinh – di truyền
|
Bệnh Huntington, múa giật bẩm sinh
|
Nhiễm trùng – miễn dịch
|
Múa giật Sydenham (sau viêm họng do liên cầu), lupus ban đỏ hệ thống
|
Chuyển hóa – nội tiết
|
Tăng đường huyết, suy giáp, rối loạn điện giải
|
Thuốc – chất độc
|
Thuốc chống loạn thần, thuốc chống loạn thần…
|
Đột quỵ – tổn thương não
|
Thiếu máu não vùng hạch nền
|
- Chẩn đoán
- Khám thần kinh chuyên sâu về bệnh Parkinson và rối loạn vận động
- MRI/CT sọ não để phát hiện tổn thương vùng hạch nền
- Xét nghiệm máu: tìm nguyên nhân miễn dịch, chuyển hóa, di truyền
- Đánh giá các thang điểm về khả năng vận động, hoạt động hằng ngày
- Điều trị
Điều trị nguyên nhân (nếu xác định được) và điều trị triệu chứng:
- Thuốc giảm cử động bất thường: Haloperidol, Tetrabenazine, Risperidone, Valbenazine, Deutetrabenazine...
- Điều trị miễn dịch, kháng sinh nếu có nguyên nhân nhiễm trùng, tự miễn
- Điều chỉnh thuốc gây tác dụng phụ (nếu liên quan)
Phục hồi chức năng:
- Vật lý trị liệu: tăng kiểm soát thân mình, giảm nguy cơ té ngã
- Hoạt động trị liệu: cải thiện chức năng tay, sinh hoạt hằng ngày
- Âm nhạc trị liệu, liệu pháp nhóm: giảm lo âu, hỗ trợ điều tiết vận động
- Tiên lượng và chăm sóc lâu dài
- Một số dạng có thể tự khỏi hoặc cải thiện sau điều trị nguyên nhân (như múa giật Sydenham)
- Một số khác có tính tiến triển mạn tính, cần theo dõi – phục hồi chức năng – hỗ trợ tâm lý – chăm sóc xã hội
- Cần giáo dục người nhà, tránh kỳ thị, giúp người bệnh hòa nhập